Một số kỹ năng phục vụ bàn nhà hàng – cafe – bar

Làm phục vụ bàn trong các nhà hàng/ quán bar café là một trong những công việc quen thuộc của sinh viên,du học sinh. Công việc đặc biệt được “yêu thích” dù khá mệt nhọc vì không những kiếm được khoản tiền hậu hĩnh, bạn còn có thể tăng khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và sự tự tin, nhanh nhạy xử lý tình huống. Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên thành thạo, bạn phải có một số kỹ năng phục vụ bàn, kỹ năng ứng xử như sau:

>> Phần mềm quản lý cafe bar Việt POS

1. Luôn luôn mỉm cười

Ngay cả khi bạn đang bận tối mắt với hàng chục khách hàng mà trong quán chỉ có một mình bạn phục vụ bưng bê, kiêm rửa ly tính tiền. Lí do đơn giản vì bạn là người trực tiếp đối thoại với khách nên sẽ để lại dấu ấn cả quán trong mắt người đó. Chất lượng phục vụ tốt cũng sẽ khiến chủ hài lòng mà tăng lương cho bạn, thậm chí còn giúp bạn nhận được nhiều tiền boa (tip) hơn từ phía khách. Raluca (sinh viên The Hague University of Applied Sciences) cho biết: “Tớ luôn trang điểm đậm để che vẻ mặt thiếu ngủ hoặc khi có chuyện buồn, bởi vì tớ không muốn khách nhìn thấy vẻ mặt đó. Ai mà sẽ cho tiền boa với một kẻ phục vụ mặt mũi chán chường đâu chứ?” Một lưu ý nữa là bạn nên làm thân với các khách hàng nhỏ tuổi vì phụ huynh của chúng sẽ rất hài lòng.

2. Biết rõ thực đơn

Là yêu cầu quan trọng của công việc này. Nếu không thể nhớ được tên món, bạn có thể sử dụng mã hay những quy tắc riêng (màu sắc, tên viết tắt…) để ghi nhớ theo cách riêng của mình. Điều này quan trọng bởi nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Nên nhớ, đôi khi khách hàng có thể còn yêu cầu bạn cho lời khuyên trong việc chọn món!

3. Quy tắc phục vụ đối với những bàn đông người, quy tắc “đồng hồ”

Phục vụ lần lượt từng khách một theo chiều kim đồng hồ để tránh nhầm lẫn trong khâu phục vụ món. Một số nhà hàng có quy tắc phục vụ trẻ em hoặc phụ nữ trước rồi mới đến đàn ông, có nơi lại làm theo kiểu “cuốn chiếu” – xong món nào phục vụ ngay món đó – nên tốt nhất là bạn phải “nhập gia tùy tục” cho chắc ăn. Nếu không nhớ chính xác ai là người gọi món nào, đến khi bê khay đồ ăn ra, bạn có thể hô to tên gọi món đó để khách hàng ra hiệu.

4. Không bao giờ đếm tiền boa trước mặt khách.

Điều này sẽ khiến họ nghĩ bạn là một kẻ tham tiền và tệ hơn là sẽ cho rằng chất lượng phục vụ của nhà hàng phụ thuộc nhiều phần vào tiền boa.

5. Bình tĩnh trước mọi tình huống

Là điều quan trọng. Làm nghề phục vụ, bạn sẽ phải đối diện với hầu hết tất cả các thành phần trong xã hội, có người sang trọng lịch lãm cũng có lắm kẻ “trời ơi đất hỡi”. Đối với những người khách “quên” không trả tiền, bạn phải chạy theo để đòi cho bằng được thì thôi. Nếu họ không có tiền trả, cách tốt nhất là giữ lại giấy tờ tùy thân để họ đến nhận lại vào hôm sau. Chính tác giả bài viết này cũng từng bị một khách hàng “quên” kí vào tờ séc khi ăn nhà hàng. Để lấy được tiền, tôi đã phải tra cứu số điện thoại của người khách dựa theo địa chỉ in trên tờ séc và liên lạc với họ.

6. Khi khách hàng có những lời đề nghị hay hành động khiếm nhã

Tốt nhất bạn nên tìm sự trợ giúp từ phía các đồng nghiệp hoặc người quản lí. Chẳng hạn nếu khách hàng không muốn trả tiền vì lí do không hài lòng về món ăn, bạn không thể tự ý quyết định mà phải thông qua người quản lí.
Cuối cùng, bạn phải để ý đến những công việc khác của đồng nghiệp trong quán để thay thế hoặc hỗ trợ họ khi cần. Chẳng hạn, vào những dịp khách đông, một người chạy bàn có thể kiêm luôn vị trí rửa ly, tính tiền, lau chùi toilet. Chuyện một người chạy bàn ở nhà hàng Châu Á phải kiêm luôn công việc cuốn nem khi vắng khách là chuyện thường ngày.

Nguồn từ internet

7. Những sản phẩm, phần mềm hỗ trợ công việc kinh doanh tại nhà hàng

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại đây.

Gọi ngay